Section outline
-
Chương trình được xây dựng trước hết nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên môn, hỗ trợ giảng viên trong công tác giảng dạy phối hợp vừa trực tuyến vừa trực tiếp trong hoàn cảnh bình thường mới. Từ đó, giảng viên có thể nâng cao trải nghiệm học tập, gia tăng hứng thú và động lực cho sinh viên, tạo tiền đề để nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo và thương hiệu, tăng cường lợi thế cạnh tranh lâu dài và bền vững cho tương lai. Chương trình cũng là một trong những định hướng chiến lược của ban lãnh đạo nhà trường nhằm thúc đẩy xu hướng chuyển đổi số mà trường đã và đang thực hiện trong những năm vừa qua, xây dựng nền tảng cho những bước chuyển đổi sâu rộng hơn trong thời gian sắp tới.
Sau khi hoàn thành khóa tập huấn, các thầy cô có khả năng:
- Ứng dụng các lý thuyết, phương pháp học tập tích cực đã được nghiên cứu và chứng minh tính hiệu quả trong việc thu hút, tăng cường hứng thú và động lực cho sinh viên, đồng thời hỗ trợ sinh viên phát triển các kỹ năng tư duy cấp cao, rèn luyện kỹ năng tự học, tiến tới việc hình thành tư duy và thói quen học tập suốt đời
- Ứng dụng kỹ năng dạy học với công nghệ theo hình thức trực tuyến hoặc kết hợp. Các kỹ năng này bao gồm: 1) kỹ năng ứng dụng các công cụ, phần mềm để thiết kế tài liệu học tập đa phương tiện cho môi trường học tập số, 2) kỹ năng thiết kế, xây dựng, triển khai hoạt động học tập trên các nền tảng, hệ thống quản lý học tập LMS 3) kỹ năng ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường động lực và hứng thú cho sinh viên
- Tự nghiên cứu, học hỏi để tiếp tục nâng cao các kỹ năng giảng dạy, ứng dụng công nghệ và thiết kế hoạt động học tập trong tương lai
Buổi Ngày Chủ đề Buối 1 17/5/2022 Khai giảng Học phần 1: Lý thuyết và chiến lược tăng cường gắn kết và động lực học tập Buối 2 20/5/2022 Động lực học tập (Motivation) Buổi 3 24/5/2022 Gắn kết (Engagement) Học phần 2: Thiết kế chương trình và hoạt động học tập trực tuyến/kết hợp Buổi 4 27/5/2022 Các hình thức học trực tuyến/kết hợp Buổi 5 31/5/2022 Thiết kế tài liệu học tập đa phương tiện Buổi 6 3/6/2022 Thiết kế hoạt động học tập tích cực Buổi 7 7/6/2022 Xây dựng và triển khai khóa học trên Moodle LMS (Phần 1) Buổi 8 10/6/2022 Xây dựng và triển khai khóa học trên Moodle LMS (Phần 2) Buổi 9 14/6/2022 Đánh giá kết quả học tập và hiệu quả giảng dạy Học phần 3: Dạy học với công nghệ Buổi 10 17/6/2022 Tổng quan ứng dụng công nghệ trong giảng dạy Buổi 11 21/6/2022 Công cụ dạy học tích cực (Phần 1) Buổi 12 24/6/2022 Công cụ dạy học tích cực (Phần 2) Tổng kết Buổi 13 28/6/2022 Báo cáo dự án cuối khoá
Học nhóm (team-based learning) và học qua dự án (project-based learning)
- Chương trình được thiết kế theo phương pháp học qua dự án (project-based learning) để các thầy cô có thể ứng dụng kiến thức và luyện tập các kỹ năng sử dụng công nghệ ngay lập tức vào việc giảng dạy.
- Vào đầu chương trình, các thầy cô sẽ lựa chọn cho mình một dự án từ một môn học mà mình đang giảng dạy để thực hiện trong suốt khóa tập huấn. Các chủ đề dự án sẽ tập trung vào các lĩnh vực: 1) thiết kế tài liệu học tập tương tác, đa phương tiện, 2) xây dựng hoạt động học tập tích cực với công nghệ, 3) thiết kế, xây dựng module học trực tuyến
- Vào cuối chương trình, các thầy cô sẽ thuyết trình dự án của mình và nhận góp ý từ các thầy cô khác cùng tham dự khóa tập huấn
Chương trình được triển khai theo hình thức trực tuyến kết hợp (online blended) gồm 11 buổi synchronous và 2 buổi asynchronous.
Mỗi buổi synchronous gồm có:
- Các hoạt động chuẩn bị trước buổi học (pre-work) được triển khai qua hệ thống Moodle LMS
- Buổi học live kéo dài 1 giờ 45 phút vào sáng thứ ba và sáng thứ sáu thực hiện qua BigBlueButton
Mỗi buổi asynchronous gồm có:
- Bài giảng e-learning tương tác
- Các hoạt động tự học cá nhân và học nhóm được triển khai qua hệ thống Moodle LMS
Chương trình tập huấn được xây dựng và giảng dạy bởi Th.S Lê Đắc Minh. Anh tốt nghiệp hạng ưu hệ Cử nhân Tài năng ngành Công nghệ Thông tin tại Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, nhận chứng chỉ Chuyên viên Công nghệ Giáo dục từ trường Đại học St. Cloud State (Hoa Kỳ) và bằng thạc sĩ Công nghệ Giáo dục và Truyền thông ở trường Teachers College, Đại học Columbia (Hoa Kỳ).
Anh hiện đang làm việc tại viện Digital Futures Institute ở trường Teachers College, phụ trách công tác nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai các ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong dạy và học. Ngoài ra, anh còn thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề, chương trình tập huấn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và hỗ trợ các giáo sư và giảng viên nhà trường không ngừng đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy.
Trước khi sang Mỹ học tập và làm việc, anh từng công tác tại Hiệp hội thương mại Mỹ và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh, xây dựng và điều phối các sáng kiến và chương trình trao đổi, hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực giáo dục và công nghệ.